Ca Huế - Di sản Văn hóa Phi vật thể độc đáo của vùng đất Cố Đô
Trải qua thời gian, thành phố cổ Huế đã khắc sâu lịch sử vào từng con phố, từng góc phố và đặc biệt là trong từng nốt nhạc của bản hòa âm Ca Huế. Ca Huế không chỉ là một hình thức nghệ thuật âm nhạc, mà còn là biểu tượng vô song của Di sản Văn hóa Phi vật thể độc đáo mà vùng đất Cố Đô Huế may mắn sở hữu.
Nằm bên dòng sông Hương êm đềm, Ca Huế như một bản giao hưởng đặc biệt, kể lại những câu chuyện, hình ảnh của những triều đại đã qua và những tâm hồn hòa mình vào vẻ đẹp trữ tình của nền văn hóa Việt Nam. Vậy ca Huế là gì? Có nguồn gốc xuất xứ từ đầu? cùng Du lịch Đại Bàng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Ca Huế là gì?
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn chế cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ. Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về nên văn hóa âm nhạc. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam. Ca Huế bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với ca trù, làm từ dòng nhạc dân gian bình dân và nhã nhạc cung đình thanh cao.
Ca Huế là sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế (Ảnh: Internet)
2. Ca Huế trên sông Hương là gì?
Ca Huế trên sông Hương là các bài ca xứ Huế được biểu diễn trên sông Hương bởi những người lái đò. Trong khi đưa khách qua sông những tiếng ca sẽ được cất lên giống như một nét đẹp văn hóa ở nơi đây vậy. Ngày nay thì ca Huế trên sông Hương lại được đưa vào các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp có đầy đủ nhạc công, nhạc cụ với ca nương.
Ca Huế trên sông Hương (Ảnh: Internet)
3. Nguồn gốc của ca Huế
Ca Huế được hình thành từ thế kỉ 17 và phát triển một cách nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng vua Tự Đức, là một người yêu thích Ca Huế nên đã tự sáng tác "Tứ đại cảnh" nên ca Huế được triều đình chăm sóc, khuyến khích phát triển. Đây là thời kỳ cực thịnh của ca Huế và thể loại âm nhạc này còn lan rộng tới Nam Bộ, và sự phát triển của ca Huế đã trở thành yếu tố quan trọng hình thành đờn ca Tài tử Nam Bộ.
Ca Huế được hình thành từ thế kỉ 17 (Ảnh: Internet)
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng.
Năm 2015, Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 08 tháng 6 năm 2015.
Tham khảo giá vé ưu đãi nghe ca Huế trên Sông Hương tại đây!
4. Những nét tương đồng với âm nhạc truyền thống Việt Nam
Nghệ thuật Ca Huế có những đặc điểm chung với các loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất là giai điệu nhạc thường đi theo thanh điệu của giọng nói địa phương. Ngôn ngữ nói của người Việt gần như thống nhất về ngôn từ ở mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam, vì người Việt là cùng một nguồn cội, từ miền Bắc, theo quá trình lịch sử, dân chúng di cư dần về phía Nam. Điểm khác biệt chủ yếu trong ngôn ngữ giữa các miền là thanh điệu giọng nói. Dân ca và âm nhạc truyền thống mang tính chuyên nghiệp của Việt Nam thường có giai điệu phát triển dựa trên đặc điểm thanh điệu địa phương. Ca Huế cũng vậy, trong các bài bản Ca Huế có lời, người ta thấy giai điệu phối hợp nhuần nhuyễn với thanh điệu trong lời ca để tạo nét riêng cho Ca Huế.
Một đặc điểm chung nữa của nghệ thuật Ca Huế là kiểu trình tấu theo nguyên tắc thẩm mĩ “học chân phương, đàn hoa lá”. Tức là khi học thì phải theo bản dạy của thầy thật sát. Đó là những nét nhạc cơ bản (chân phương). Nhưng khi biểu diễn, nghệ sĩ có thể thêm thắt một vài chữ nhạc để cho giai điệu và tiết tấu thêm phần hào hứng (hoa lá). Tuy nhiên trong ca nhạc Huế, phần hoa lá và những thay đổi trong chữ nhạc không nhiều như trong ca nhạc Tài tử miền Nam vì Ca Huế thuộc loại bảo tồn truyền thống và lề luật khá nghiêm ngặt, nhất là trong cách phân câu, phân đoạn phải rõ ràng, mạch lạc.
Bên cạnh các đặc điểm trên, cũng như đờn ca Tài tử, nghệ thuật ca Huế còn thể hiện nét đặc sắc của mình trong phần dạo đầu mỗi bài ca hay bản nhạc. Trong hình thức ca có nhóm nhạc đệm, người ca và người đàn phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Phần dạo nhạc của người đàn là yếu tố rất quan trọng dẫn dắt cảm xúc của người nghe và người ca đi vào giai điệu chính của bài. Người dạo đàn (trong âm nhạc Tài tử Nam Bộ gọi là “rao”) phải đàn ngẫu hứng một đoạn nhạc mở đầu với cốt lõi là thang âm điệu thức chính của bài nhạc. Đoạn này không chỉ tự do về sự sáng tạo giai điệu mà còn tự do về tiết nhịp, không cần tiết nhịp đều đặn như thường thấy trong các tác phẩm âm nhạc châu Âu. Mặc dù ở châu Á, Ấn Độ cũng có kiểu dạo nhạc đầu bài gọi là Alapa, nhưng đoạn “rao” trong Ca Huế và ca nhạc Tài tử ở Việt Nam có những nét đặc trưng riêng. Nhà nghiên cứu Trần Văn Khê cho biết: “Cái rao của chúng ta chẳng những tạo một bầu không khí phù hợp với bản đàn, vui tươi cho bản Bắc, trang nghiêm cho bản Nhạc, êm ả cho bản Xuân, buồn dịu cho bản Ai, mà còn là một dịp cho nhạc công thử dây đàn như người kị mã thử ngựa và lúc đó người nhạc công có thể phô tài của mình hay tùy hứng sáng tác những khúc mới lạ”
Cách dạo nhạc của mỗi nhạc công cho thấy phong cách riêng của mỗi người và chứng tỏ trình độ âm nhạc của từng nhạc công (trình độ cảm thụ nội dung bài bản, trình độ ứng tấu theo điệu thức của bài, kĩ thuật sử dụng nhạc cụ).
5. Điểm đặc trưng của ca Huế là gì?
Ca Huế không chỉ là bản giao hưởng của âm nhạc cổ truyền dân tộc, mà còn là một bức tranh sống động với những đặc trưng độc đáo chỉ có ở Cố Đô Huế.
5.1 Thời gian biểu diễn ca Huế
Ca Huế thường được biểu diễn vào buổi tối trong không gian có gió mát, trăng thanh. Đây là khoảng thời gian có được sự tĩnh mịch để thưởng thức những bài nhạc mỹ miều, nhẹ nhàng giống như ca Huế. Thời gian buổi tối cũng là lúc mà các quý tộc, vương giả tụ họp lại dưới tiết trời mát mát yên tĩnh để hòa mình vào cùng với các bài ca. Ngày nay khi ca Huế được trình diễn rộng rãi trên nhiều hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu thì chúng không còn bắt buộc phải là khoảng tối trong ngày nữa.
5.2 Các làn điệu trong ca Huế
Trong ca Huế có ba làn điệu chính là điệu Bắc, điệu Nam và điệu Nam xuân:
- Điệu Bắc: Điệu Bắc thường mang màu sắc rất tươi vui hoặc mang tính trang nghiêm, rất nhiều bản ca Huế sử dụng điệu này. Điệu Bắc gồm có 10 bài liên hoàn và 3 bài lẻ.
- Điệu Nam: Thường mang màu sắc bi ai, thấm đám nỗi buồn bi thương, vương vấn, cấu trúc có nhiều lớp và nhiều luyến láy trong biểu diễn hơn. Điệu Nam có 5 bài chính được biểu diễn thường xuyên.
- Điệu Nam xuân: Gồm có 5 bài bản thường có chút mơ hồ, bâng khuâng nhưng lại được nhận định là nỗi buồn này sâu sắc hơn so với điệu Nam.
Tổng các bài trong các điệu của ca Huế gồm có 31 bài bản trong đó có 13 bản thuộc điệu Bắc, 5 bài nằm trong điệu Nam, 5 bài điệu Nam Xuân.
5.3 Người hát ca Huế
Bất cứ làn điệu truyền thống dân gian nào đều có yêu cầu rất khắt khe về người biểu diễn, hát chính. Người hát ca Huế phải tập luyện sao cho hát được rõ lời và chuẩn phát âm nhất. Các ca nương phải nhả chữ thật tròn vành rõ chữ theo từng địa Phương Bình Trị Thiên. Để hát được thành thạo các điệu trong ca Huế, ca nương phải có kinh nghiệm hát trên 10 năm. Ngoài ra còn phải biết cách phối hợp với nhạc cụ từ màn dạo vào, bắt nhịp cho tới luyến láy. Trong ca Huế còn có những kỹ thuật đưa hơi, rung luyến hoặc sử dụng giọng cổ cực kỳ khó, chỉ có những nghệ nhân chuyên nghiệp mới hát được. Và những kỹ thuật này muốn truyền lại bắt buộc phải dùng truyền miệng – truyền khẩu, chứ không thể học qua sách vở.
Người hát ca Huế phải tập luyện sao cho hát được rõ lời và chuẩn phát âm nhất (Ảnh: Internet)
5.4 Nhịp điệu trong ca Huế
Nhịp trong ca Huế có các loại như:
- Nhịp chính diện (chính diện phách): Sử dụng nhịp gõ vào chữ đàn hoặc lời ca, chúng làm cho lời ca được rõ ràng hơn.
- Nhịp nội (nội phách): Thường mang tính phá cách dùng để thu hút sự chú ý của người thưởng nhạc.
- Nhịp ngoại (ngoại phách): Cũng giống như nhịp nội thì nhịp ngoại cũng dùng để thu hút sự chú ý của người nghe, chúng mang tính phá các chứ không theo quy chuẩn như nhịp chính diện.
5.5 Nhạc cụ trong ca Huế là gì?
Đi liền với ca Huế là những nhạc cụ quen thuộc như:
- Bộ ngũ nguyệt tuyệt Tranh.
- Đàn Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam.
- Các bộ sáo.
- Đàn Bầu.
- Bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Đối với ca Huế trên sông Hương thì gần như chỉ sử dụng bộ gõ hoặc đàn hoặc hát mà không cần bất cứ nhạc cụ nào.
5.6 Trang phục sử dụng trong ca Huế
Nhạc cụ thường được sử dụng trong ca Huế (Ảnh: Internet)
Hầu hết trong các bài ca Huế được biểu diễn hiện nay đều sử dụng trang phụ là tà áo dài truyền thống của dân tộc. Điều này càng thể hiện rõ về niềm tự hào tự hào về trang phục truyền thống cũng như nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Huế nói riêng.
6. Trải nghiệm nghe ca Huế trên sông Hương
Khi màn đêm buông xuống, thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương lại lấp lánh đủ màu sắc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. Những con thuyền rồng màu vàng neo đậu ở bờ lần lượt rủ nhau rời bến, trôi chầm chậm trên dòng sông Hương và đêm ca Huế chính thức bắt đầu.
Dọc theo dòng nước êm đềm của sông Hương, trải lên bờ là bức tranh huyền bí của một Huế cổ kính, và trên tấm nền này, Ca Huế là hòa âm trầm lắng, là nhịp nhàng của cuộc sống truyền thống. Nghe Ca Huế trên sông Hương không chỉ là một trải nghiệm âm nhạc mà còn là cuộc hành trình thời gian, dẫn dắt ta về những thời kỳ hoàng kim của triều đại Nguyễn.
Tham khảo chương trình Huế City tour 1 ngày với giá cực hấp dẫn
Ánh đèn từ bờ sông lung linh, làm bừng sáng bức tranh cổ điển của thành phố, tạo nên không gian huyền bí cho màn biểu diễn của Ca Huế. Những nốt nhạc như là những tia sáng trời, truyền đạt những giai điệu truyền thống, làm tươi mới kí ức và câu chuyện cổ xưa. Tiếng hát ngọt ngào và mềm mại của ca sĩ, như là nụ hồng khoe sắc giữa đêm, làm cho trái tim người nghe xao xuyến, say đắm trong không khí thăng trầm của lịch sử.
Trên thuyền, dòng nước lẽo láy làm nền, làm cho chuyến đi trở nên lênh đênh, như một cuộc phiêu lưu giữa những cung bậc cảm xúc. Ca Huế, như là cánh cửa mở ra quãng thời gian, đưa chúng ta ngược dòng để cảm nhận vẻ đẹp bình yên và trang nhã của ngày xưa. Đó không chỉ là một buổi biểu diễn, mà là một cảm xúc sâu lắng, một chuyến hành trình để khám phá và trải nghiệm linh hồn văn hóa Huế nguyên thuỷ, đọng lại trên dòng nước lưu loát của sông Hương.
Kết luận:
Ca Huế không chỉ đơn thuần là một thể loại âm nhạc, mà là một biểu tượng của lòng tự hào về di sản văn hóa, nơi nền văn hóa Việt Nam được gìn giữ và truyền đạt qua những giai điệu truyền thống. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Ca Huế là nguồn cảm hứng không ngừng cho những người yêu thủy thủ và du khách muốn tìm hiểu về văn hóa Huế.
Với những nốt nhạc lãng mạn, ánh đèn lung linh và hương sắc cổ kính, Ca Huế trên sông Hương không chỉ là một trải nghiệm âm nhạc, mà là một hành trình tâm hồn, là cơ hội để chúng ta đắm chìm trong vẻ đẹp trữ tình và tìm kiếm ký ức khắc sâu trong tim mỗi người. Hãy cùng chúng tôi khám phá và trải nghiệm huyền bí của Ca Huế trên dòng sông Hương, nơi lịch sử và nghệ thuật hòa quyện, tạo nên một hành trình đặc biệt đong đầy ý nghĩa và cảm xúc.