Lăng Tự Đức - Cẩm nang du lịch chi tiết từ A - Z 2024
Lăng Tự Đức là một trong những công trình lăng tẩm đặc sắc bậc nhất mảnh đất Cố đô. Nhắc đến Lăng Tự Đức là không thể không nhắc đến vị vua mang trong mình kiến thức uyên bác với tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn. Đây không chỉ là nơi yên nghỉ của vị vua này mà ngày nay đã trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn du khách bởi dáng vẻ bình yên giữa núi non, sông nước hữu tình cùng với lối kiến trúc đậm dấu ấn cung đình những vẫn lãng mạn, nên thơ. Hãy lưu ngay kinh nghiệm khám phá Lăng Tự Đức ở bài viết sau nha!!
Khung cảnh nên thơ, hữu tình tại Lăng Tự Đức (Nguồn: Trường Bùi)
1. Giới thiệu sơ nét về Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức hay còn biết đến với tên gọi khác là Khiêm Lăng được xây dựng trong một thung lũng xinh đẹp tại làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Toàn cảnh Lăng Tự Đức từ trên cao (Nguồn: Sưu tầm)
Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến đây chỉ khoảng 8km, một quãng đường đủ để du khách có thể thoải mái ngắm cảnh bên đường. Phương tiện di chuyển du khách có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô, hai phương tiện này đều có thể thuê ngay tại trung tâm TP với mức giá vô cùng hợp lý. Việc thuê xe cũng giúp du khách chủ động hơn về thời gian và chi phí để có thể kết hợp ghé thăm nhiều địa điểm khác như Chùa Thiên Mụ, Làng Hương Thủy Xuân, Đồi Vọng Cảnh,...
2. Kiến trúc Lăng Tự Đức
Đến du lịch Huế, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Lăng Tự Đức, một tuyệt tác giữa lòng thiên nhiên thơ mộng.
2.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng Tự Đức
Tổng thể kiến trúc Lăng Tự Đức được bao quanh bởi một vòng La Thành rộng lớn (Nguồn: Sưu tầm)
Nhìn từ trên cao tổng thể kiến trúc Lăng Tự Đức được bao quanh bởi một vòng La Thành rộng lớn khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình lớn nhỏ được bố trí thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp vô cùng độc đáo. Lăng gồm hai phần chính gồm khu vực tẩm điện và lăng mộ được dàn trải trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Nhiều du khách thắc mắc tại sao các công trình của Lăng Tự Đức lại đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Chữ “Khiêm” có thể được hiểu là sự cung kính, khiêm tốn, biết nhún nhường thể hiện dấu ấn nho giáo sâu sắc đương thời.
2.2 Khiêm Cung Môn
Đến Lăng Tự Đức mà không ghé thăm, khám phá những công trình nổi bật sau đây thì thật sự là thiếu sót rất lớn. Đầu tiên, khi du khách đi qua cửa Vụ Khiêm sẽ đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, đây là nơi Vua Tự Đức thường đến thưởng hoa, ngâm thơ và đọc sách.
Khiêm Cung Môn đây là công trình được thiết kế hai tầng dạng vọng lâu làm nơi cho Vua nghỉ ngơi (Nguồn: Sưu tầm)
Đi tiếp qua ba bậc tam cấp bằng đá thanh du khách sẽ đến Khiêm Cung Môn đây là công trình được thiết kế hai tầng dạng vọng lâu làm nơi cho Vua nghỉ ngơi khi đến Lăng. Với trung tâm là Điện Hòa Khiêm, trước đây là nơi làm việc của Vua nhưng nay dùng để thờ phụng Vua và Hoàng hậu.
2.2 Điện Lương Khiêm
Để đến được Điện Lương Khiêm du khách chỉ cần đi ra phía sau Điện Hòa Khiêm, nơi đây trước kia là chỗ nghỉ ngơi của Vua, về sau này trở thành nơi thờ mẹ Vua, bà Từ Dũ.
2.3 Nhà hát Minh Khiêm
Đây còn là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng mắt qua phía bên trái Điện Lương Khiêm du khách sẽ thấy Nhà Hát Minh Khiêm. Đây không chỉ là nơi để Vua xem hát mà đây còn là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Ngày nay nơi đây vẫn thường tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ cũng như lan tỏa những giá trị này đến với du khách thập phương khi ghé thăm.
2.4 Khu vực lăng mộ Vua Tự Đức
Khu Lăng Mộ của Vua Tự Đức nằm ngay sau khu Tẩm Điển. Đầu tiên là sân Bái Đình với hai hàng tượng quan văn quan võ uy nghiêm, tiếp đến là Bi Đình hya còn gọi là Nhà Bia với điểm nổi bật là tấm bia bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của Vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm ông. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà nhỏ bằng đá thanh nơi Bửu Thành cũng là nơi Vua yên nghỉ.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế (Nguồn: Sưu tầm)
Đến với Lăng Tự Đức nhất định phải chụp thật nhiều ảnh bên những công trình kiến trúc đậm chất cung đình để mang về cho mình một album ảnh mang hơi hướng cổ trang, trữ tình. Ngoài sự đan xen hài hòa giữa nét truyền thống Việt Nam và kiến trúc cung đình cổ điển đặc trưng của triều đại nhà Nguyễn. Chính vì vậy, du khách nên lựa chọn cổ phục hoặc áo dài, nón lá để có những bức ảnh ưng ý nhất.
Lăng Tự Đức sở hữu nhiều góc check-in thu hút nhiều du khách (Nguồn: Sưu tầm)
4. Chi phí tham quan và một vài lưu ý khi tham quan Lăng Tự Đức
Chi phí tham quan Lăng Tự Đức đối với du khách người Việt Nam là 100.000 VNĐ/người lớn và 20.000 VNĐ/trẻ em còn đối với du khách người nước ngoài là 150.000 VNĐ/người.
Không gian yên tĩnh, xanh mát tại khu vực lăng Tự Đức (Nguồn: Tay Le Van
Về khung giờ mở cửa đón khách tham quan là từ 6h30 - 17h00 vào mùa hè và 7h00 - 17h00 vào mùa đông. Một vài lưu ý để du khách có chuyến đi thoải mái và vui vẻ nhất đó là du khách nên chú ý chọn trang phục phù hợp, không nên gây phản cảm. Ngoài ra, du khách phải tuân thủ những qui định, hướng dẫn của ban quản lý cũng như giữ gìn vệ sinh chung để chung tay bảo vệ vẻ đẹp của nơi đây.
Nếu có kế hoạch du lịch Huế, hãy đến chiêm ngưỡng kiến trúc Lăng Tự Đức nhé!
Lăng Tự Đức không những là công trình lăng tẩm đặc sắc gắn liền với vị vua thứ 4 của vương triều nhà Nguyễn mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng trong dòng chảy lịch sử đất nước ta. Ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Nếu du lịch Huế mà không đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình cùng với lối kiến trúc cung đình đặc sắc của Lăng Tự Đức sẽ là thiếu sót rất lớn đấy!