Thánh địa La Vang - trung tâm hành hương lớn nhất của người Công giáo

14-03-2024
Hồ Thị Ngọc Uyên

Thánh địa La Vang đang trở thành một địa điểm du lịch Quảng Trị nổi tiếng. La Vang là một trung tâm hành hương tôn giáo quan trọng và lớn nhất của người Công Giáo. Đây không chỉ là nơi để cầu nguyện những điều suôn sẻ trong năm mới mà còn là nơi chứa nhiều điều lý thú mà bạn có thể tìm hiểu, khám phá.

1. Thánh địa La Vang ở đâu?

Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, còn được gọi là "Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang" nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát. Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh. Ngày nay, thánh địa La Vang tọa lạc tại  xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách thành cổ Quảng Trị chừng 6 km về phía nam, đồng thời cách Thừa Thiên Huế tầm 60km.

2. Cách di chuyển đến Thánh địa La Vang

Đường đi đến Thánh địa La Vang cũng khá dễ, thông thường du khách chọn các loại phương tiện sau: 

  • Xe khách

Nếu quý khách đi xe Bắc – Nam (QL 1A) thì đến Thị Xã Quảng Trị – Tỉnh Quảng Trị. Bạn dừng chân ở Cầu Trắng. Sau đó đi xe ôm hoặc Taxi vào Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang (cách tầm 4km).

  • Tàu hỏa

Nếu đi tàu hỏa, quý khách có thể xuống ở Ga Đông Hà sau đó đi xe ôm hoặc taxi đến Thánh địa La Vang (cách tầm 16km) hoặc ở ga Huế cách La Vang 57km. Dừng ở ga Huế, có thể thuê xe du lịch để đi tham quan Cố Đô Huế, sau đó hành hương về bên Mẹ La Vang.

  • Máy bay

Book chuyến bay đến sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế. Sau đó di chuyển bằng xe bus để vào thành phố. Tiếp tục đi xe khách để về Quảng Trị, sau đó đón xe ôm hoặc taxi để đến La Vang.

3. Nguồn gốc tên gọi La Vang

Về tên gọi La Vang có 2 cách giải thích như sau: 

  • Ngày xưa, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, vì ông cho rằng những người theo công giáo giúp Gia Long, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này. Vì là vùng núi hẻo lánh, nên muốn liên lạc với nhau họ phải "la" lớn, mà khi "la" lớn sẽ "vang" to. Từ đó, cái tên La Vang ra đời. Hơn nữa La Vang cũng là tiếng kêu cứu của người dân khi thấy thú dữ đến.

  • Một cách thích thứ 2 đó là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh. Một hôm khi mọi người đang cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng nhiên Đức Mẹ đã hiện ra . Đức Mẹ đã tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân để họ có thể vui lòng chịu khó. Mẹ dạy họ hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh tên là lá vằng. Về sau người ta đọc  “lá vằng” không dấu thành La Vang.

4. Vẻ đẹp của Thánh địa La Vang

Thánh địa La Vang có phong cách kiến trúc Việt mang hình dáng ngôi đình Việt. Nhiều công trình khác cũng đã được xây dựng cùng với khu nhà chính tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa.

Màu rêu phong của nhà thời thánh đã chấm phá nên nét cá biệt, khiến ai nhìn cảm thấy lần thứ nhất cũng đơn giản và dễ dàng liên tưởng ngay đến các chặng đường lịch sử, không riêng gì riêng mỗi nhà thời thánh mà còn cả một thời gian đầy sự kiện, nay đã trôi vào quá khứ.

Vẻ đẹp màu rêu phong của Thánh địa La Vang

Ở trung tâm của khu Thánh địa, ngày nay còn lại di tích tháp chuông của Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Công trình này được xây dựng từ năm 1924 – 1929, đại trùng tu năm 1959. Vào mùa hè năm 1972, Vương Cung Thánh Đường đã bị hủy hoại do chiến tranh, chỉ còn lại di tích tháp chuông.

Tại điểm đặt được cho là địa điểm Đức Mẹ hiện ra ở gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài sang trọng đã được thành lập với biểu tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở tại chính giữa. Và Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều địa điểm trong Thánh địa. Đức Mẹ thường được thể hiện bằng tấm hình một người phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế đứa bé cũng mặc trang phục truyền thống cổ truyền Việt Nam.

Phía trước di tích tháp chuông Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang là một quảng trường rộng. Hai bên quảng trường là Đàng Thánh Giá – một loạt gồm 14 tác phẩm điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi ông bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

Ngoài ra,trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ. Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể.

Tham khảo tour du lịch khám phá trung tâm hành hương La Vang giá cực hotTham khảo tour du lịch khám phá trung tâm hành hương La Vang giá cực hot

5. Lễ hội La Vang

Hàng năm, lễ hội La Vang sẽ  được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 8 tại La Vang, 3 năm sẽ tổ chức một lễ lớn gọi là Đại hội hành hương La Vang.

Người hành hương về đây sử dụng nguồn nước gần bên Linh đài cùng lời cầu nguyện sẽ chữa lành phần hồn và phần xác cho các giáo dân. Cùng với đó, loại cây lá vằng sẽ được mua về làm thuốc hay quà biếu để phục hồi sức khỏe, trị một số bệnh liên quan.

Tiếp tới, sẽ có 1 đêm diễn nguyện được góp vốn đầu tư hết sức hoành tráng và đêm chầu Thánh Thể bên Mẹ. Thánh Lễ trang trọng nhất trong 3 ngày Đại Hội là thánh lễ mừng kính trọng thể Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào sáng 15 tháng tám. Đây cũng chính là Thánh Lễ bế mạc Đại Hội.

Trong hành trình tìm về vùng đất lửa Quảng Trị, đến với Thánh địa La Vang giúp du khách như được an ủi chở an và bình yên phần nào. Những chia sẻ trên đây của Du Lịch Đại Bàng, hy vọng sẽ giúp quý khách có cho mình một kiến thức bổ ích cho chuyến đi tham quan Thánh địa La Vang sắp tới của mình.